Khoa Truyền nhiễm

BỆNH VIỆN ĐKKVTB TỈNH NGHỆ AN

KHOA TRUYỀN NHIỄM

ĐT: 0868555218

     Khoa Truyền nhiễm được thành lập từ tháng 9/2002, sau khi sáp nhập bệnh viện 4 Phủ Quỳ vào Trung tâm y tế huyện Nghĩa Đàn.
I.Tổ chức nhân lực

1.Nhân lực
Tổng số: 11 người
– 05 BS: 1 BSCKI, 1BS chuyên khoa định hướng  truyền nhiễm, 01 BS đang học BSCKI truyền nhiễm, 2 BS đa khoa,
– 06 ĐD: 1 CĐĐD đang học CNĐD, 5 CĐ ĐD.
2.Ban lãnh đạo khoa hiện tại:
– Trưởng khoa : BSCKI Trần Minh Khổng,
– Phó trưởng khoa: BS Lô Hiền Trang
– ĐDT khoa: CĐĐD Nguyễn Thị Hải Hà
II.Lịch sử lãnh đạo khoa qua từng giai đoạn
1.Trưởng khoa: BSCKI Trần Minh Khổng     từ tháng 9 năm 2002 đến nay
2.Phó trưởng khoa:
– BSCKI Lê Giang Nam từ tháng 9 năm 2002- 2006,
– BS Trương Thị Trí       từ năm 2006- 2011,
– BS Đặng Công Việt     từ năm 2011- tháng 7 năm 2013,
– BS Nguyễn Tiến Thành từ  tháng 8 năm 2013 –  tháng 10 năm 2017
– BS Lô Hiền Trang  từ tháng 01 năm 2019 đến nay.
(từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 không có phó trưởng khoa)
3.Điều dưỡng trưởng khoa:
– ĐDTH Nguyễn Thị Hồng   từ tháng 9 năm 2002- tháng 01 năm 2010
– CĐ ĐD Nguyễn Thị Hương  từ tháng 2 năm 2010 – tháng 9 năm 2012
– CĐ ĐD Trần Văn Cừ   từ tháng 10  năm 2012 – tháng 4 năm 2015,
– CĐ ĐD Trần Thị Na      từ tháng 5 năm 2015 – tháng 7 năm 2017,
– CNĐD Nguyễn Hải Hà  từ tháng 8 năm 2017  đến nay.
III.Hoạt động chuyên môn:
1. Cơ sở vật chất hiện nay
– Cấu trúc xây dựng:  Nhà 2 tầng có 42 phòng, trong đó 24 buồng bệnh, 2 phòng khám.
– Giường kế hoạch: 25 giường, giường thực kê 69 giường,
2. Trang thiết bị
– có 3 Monitor, 2 máy truyền dịch, 2 bơm tiêm điện,
–  2 máy khí dung, 2 máy hút(một máy hút áp lực thấp).
3.Chức  năng nhiệm vụ
3.1.Thực hiện quy chế của khoa Nội và một số chức năng của khoa Truyền nhiễm bệnh viện hạng II tuyến tỉnh.
3.2 Tiếp nhận khám, tư vấn và  điều trị các bệnh nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm như:
Bệnh do vius gây suy giảm miễm dịch mắc phải ở người và có nhiễm trùng cơ hội(HIV/AIDS), bệnh cúm, bệnh dại, bệnh ho gà, bệnh lao phổi, bệnh do liên cầu khuẩn lợn ở người, bệnh lỵ Amip, bệnh lỵ trực trùng, bệnh quai bị, bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban, bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu, bệnh uốn ván, bệnh Rubeon(sởi Đức), bệnh viêm gan virus và xơ gan do viêm gan virus, bệnh viêm màng não do não mô cầu, bệnh viêm màng não mủ, bệnh viêm màng não virus, bệnh viêm não virus, bệnh xoắn khuẩn vàng da(Leptospira), bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh lậu, bệnh do nấm candida Albicans, bệnh do virus Herpes, bệnh sốt mò, bệnh sốt do Rickettsia, bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm, bệnh viêm họng, bệnh viêm miệng(Apter). Nhiễm khuẩn đường ruột, sốt virus và sốt virus bội nhiễm, bệnh Whitmore, nhiễm khuẩn tổng hợp, sốt chưa rõ nguyên nhân, viêm gan khácV.V..
3.3.Công tác chỉ đạo tuyến:
– Tham gia phòng chống dịch khi có các vụ dịch xảy ra,
– Chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ tuyến dưới để phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm,
– Làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe,
– Là cơ sở thực tập cho sinh viên các trường đại học  y khoa Vinh và cao đẳng y tế.
IV. Các kỹ thuật đã làm tại khoa
– Chọc dò tủy sống
– Chọc dò và hút dịch màng phổi,
– Chọc hút khí màng phổi liên tục,
– Chọc dò và hút dịch màng bụng.
V. Kế hoạch phát triển
1.Về cơ sở vật chất: Bổ sung trang thiết bị máy móc hỗ trợ điều trị hiện đại và tiên tiến
2.Về chuyên môn:
– Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao: Cả BS và Đ D
– Cập nhật và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng và điều trị bệnh ,
– Mọi người luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia báo cáo chuyên đề và nghiên cứu khoa học.
– Cung cấp chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh.
– Lấy sự hài lòng của người bệnh để đánh giá kết quả hoạt động của các BS và ĐD, phấn đấu để thành nơi lựa chọn đầu tiên của người bệnh khi có vấn đề cần tư vấn, khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *